Đã lâu lắm rồi Tôi không còn nhận những lá thư tay, chắc từ thời trung học đến giờ cũng ngót ngét gần 20 năm. Chắc có lẽ, mọi thứ đã thay thế bằng công nghệ, tin nhắn, video call hay email. Nhưng người hướng nội “part-time” như Tôi thì vẫn giữ thói quen ghi chép lưu bút, hay gửi thiệp, gửi thư cho những người Tôi yêu thương.
Chợt gặp chị Châu – người chị mà tôi rất ngưỡng mộ tại hội Doanh Nhân BNI Zen Chapter, chia sẻ về thói quen ghi chép của chị và câu chuyện viết thư tay cho người thương,
Chị Nguyễn Nho Minh Châu – CEO Công ty TNHH IT Systems Việt Nam
Chị thật sự xúc động khi kể về mối tình thời sinh viên của mình “Tui đã gửi thư cho Bà, nhưng trễ một hôm so với ngày hẹn vì trời mưa quá, nên Tui có ghi thêm vài dòng nữa…” – cảm giác chờ đợi, để đọc những dòng chữ từ người bạn thân của mình, đến bây giờ chị vẫn không thể nào quên được.
Tôi cũng vậy, cũng từng viết thư tay, cũng từng đợi hàng tuần, thậm chí hàng tháng để đọc xem trong thư viết gì. Cái cảm giác nắn nót, viết thư và đi đến bưu điện, mua những con tem số, lựa hình đẹp, dán cẩn thận, và cho vào thùng thư như mới ngày hôm qua chợt hiện về.
Viết thư tay có phải là hoài niệm?
Tôi chưa làm khảo sát, nhưng đọc nhiều bài viết về thư tay, cũng như đoạn chia sẻ ngắn ngủi với chị Châu thì một phần sở thích, thoả mãn đam mê viết lách (mặc dù không giỏi như nhà thơ, hay nhà văn gì), thú vui giúp những người như chúng tôi được giải toả căng thẳng.
Việc đọc lại nhật ký, đọc lại những lời chúc, hay những lá thư nguệch ngoặc cũng giúp chúng tôi neo giữ cảm xúc, lấy lại năng lượng.
Chị chia sẻ, “Đến giờ chị vẫn còn buồn, khi bỗng một ngày Ba chị dọn mất tủ thư của chị”
Nếu đã là những người hoài niệm, thì đó là kỷ vật đối với họ, mỗi lá thư, đều gắn với một câu chuyện, là tâm huyết của người viết mà.
Liệu có ai còn trân trọng những lá thư tay?
Tôi còn nhớ, vào dịp cuối năm ở công ty cũ, tôi có ghi cho mỗi đồng nghiệp của mình mỗi người một tờ note nhỏ, chia sẻ về cảm nhận cá nhân của tôi về đồng nghiệp của mình kèm theo những lời chúc mừng.
Một số nhắn tin cám ơn và rất trân trọng, đến giờ vẫn còn nhắc lại hành động nhỏ ấy của tôi.
Tuy nhiên, một số (mà đa số là các đồng nghiệp trẻ tuổi hơn Tôi, thế hệ giữa 9X trở về sau này) thì không mấy mặn mà, vô tình Tôi nhặt được tấm thiệp Tôi viết trong sọt rác, chợt lòng Tôi nghẹn ngào.
Đôi khi, những điều mình nghĩ người khác cần, nhưng thực chất họ lại không cần. Nên Tôi bắt đầu làm quen với điều đó, và thường hay hỏi tìm hiểu tính cách, sở thích đồng nghiệp, trước khi làm điều gì đó.
Câu chuyện Thư Tay và Bài Học Cuộc Sống
Việc trao lá thư không đúng người, cũng giống như đi đưa voucher khuyến mãi cho người không có nhu cầu sử dụng vậy, nếu họ đã quan tâm, thì tự khắc họ sẽ đón nhận.
“Cũng như quy tắc 10-5-3-1, cứ 10 người khách hàng mà bạn chia sẻ, thì có 5 người trả lời, trong đó có 3 người sẽ chăm chú lắng nghe, và cuối cùng có 1 khách hàng chốt đơn. Vậy những người còn lại thì sao? Họ chưa đúng thời điểm, cũng có thể chưa có điều kiện để sử dụng sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp mà thôi, thay vì buồn bã, hãy tập trung vào những người giúp bạn tạo kết quả, đón nhận giá trị mà bạn trao, bạn sẽ thấy hạnh phúc hơn” – Chị Châu chia sẻ.
Còn nhiều câu chuyện hay, và những câu chuyện thú vị khác. Cám ơn chị về buổi gặp gỡ.
Minh Hoàng
Công ty TNHH IT Systems Việt Nam
http://Itsystems.com.vn
Email: chaunguyen@itsystems.com.vn
Hotline: 0938537679
Địa chỉ: 321/10 Phan Đình Phùng, P.15, Q. Phú Nhuận, Tp. HCM