Có bao giờ bạn đã từng hỏi: tại sao mình tốt nghiệp đại học, văn bằng hai, tốt nghiệp thạc sĩ, bạn có kinh nghiệm làm việc 5 năm- 10 năm mà khi bạn đi làm hoặc lên quản lý, lãnh đạo bạn không thành công hay không?
Có bao giờ trong môi trường làm việc bạn luôn gặp sự phản ứng, bất hợp tác với đồng nghiệp, nhân viên và thậm chí với sếp của mình dẫn đến việc bạn không hoàn thành nhiệm vụ, không đạt được mục tiêu của mình đề ra hay không?
Nếu câu trả lời của bạn là CÓ, thì bạn chưa có chỉ số EQ ( trí tuệ cảm xúc) tốt và cao và nếu bạn không rèn luyện để phát triển việc này thì mãi mãi bạn cũng sẽ vẫn gặp phải tình trạng như vậy.
Theo giáo sư Daniel Goleman thì : “Chỉ số IQ chiếm 25% trong sự thành đạt trong khi đó chỉ số EQ lại chiếm đến 75% sự thành đạt” . Vì vậy EQ là chỉ số đo lường trí tuệ về cảm xúc của con người và là yếu tố quyết định hành vi của người đó. Chỉ số EQ cao sẽ gíup cho con người giao tiếp thành công hơn, giải quyết vấn đề tốt hơn, lãnh đạo con người tuyệt vời hơn và ngay cả làm kinh doanh hay bán hàng cũng đạt được kết quả tốt hơn.
Ảnh: buổi đào tạo của TS. Lê Như Hiếu
Vậy bạn sẽ hỏi tôi, đâu là biểu hiện của người có chỉ số EQ cao, có 9 biểu hiện cụ thể của người có chỉ số EQ cao, cụ thể là :
1. Quan tâm đến cảm xúc của người khác.
Ah, họ không những kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân mà còn quan tâm đến cảm xúc người khác, họ bắt được cảm xúc của người khác rất tốt và từ đó điều chỉnh lại lời nói, hành vi để phù hợp với cảm xúc của người đối diện.
2. Hành xử có giới hạn và chừng mực
Ah, họ có lời nói, cử chỉ, hành vi chuẩn mực, họ ít khi “ nổi khùng” để dẫn đến có lời nói, hành vi xúc phạm đến người khác, họ có sự tôn trọng bản thân người đối diện và tôn trọng chính bản thân mình.
3. Sống biết khoan dung
Ah, với năng lượng tích cực của mình họ là người có sự đồng cảm, thông cảm, khoan dung cho những điều chưa tốt của bản thân mình ( để họ có sự trưởng thành hơn từ bài học đó) và có sự khoan dung với sai lầm của người khác vì họ luôn biết rằng không ai là hoàn hảo cả và tha thứ cho người khác chính là tha thứ cho bản thân mình.
4. Khen ngợi chân thành
Ah, họ biết rằng là con người ai cũng thích được người khác khen và lời khen sẽ giúp con người cố gắng hơn, trách nhiệm hơn để xứng đáng với điều đó nên họ luôn biết dùng lời khen ngợi chân thành với những người xung quanh.
5. Im lặng có chọn lọc
Ah, khi có mâu thuẫn thay vì họ cứ lo nói, lo trình bày thì họ im lặng để cơn giận qua đi, họ im lặng để làm nguội đi sự bốc hoả của người đối diện, khi cơn giận qua đi thì họ sẽ trình bày giải pháp, góp ý chân thành để giải quyết vấn đề hoặc để cả hai sẽ hiểu nhau hơn.
6. Không xen quá nhiều vào chuyện của người khác
Ah, họ biết rằng việc gì liên quan đến họ thì họ sẽ làm hết mình, những việc thuộc về đời tư, cuộc sống cá nhân của người khác thì họ không xen vào quá nhiều, họ luôn mang tư duy : nhà nào không có rác, nhà mình rác một đống thì không lo đổ mà cứ lo nói chuyện nhà người khác, việc này chỉ làm mất thời gian và không đạt được điều gì cả.
7. Không so sánh hơn thua mà tập trung vào mục tiêu lớn hơn, mục tiêu bản thân
Ah, thay vi so đo, chi li với những điều nhỏ nhặt, tiểu tiết thì họ sẵn sàng nhượng bộ để đạt mục tiêu lớn hơn, họ không ngồi so đo từng li, từng tí mà họ suy nghĩ, hành động với khát khao, với mục tiêu, với tham vọng lớn hơn.
8. Không nuông chiều cảm xúc tiêu cực
Ah, họ không chống lại cảm xúc ( kể cả tích cực và tiêu cực), họ đón nhận nó một cách nhẹ nhàng, họ vuốt ve, vỗ về nó để cảm xúc tiêu cực này đến rồi đi, họ đón nhận nhưng không nuông chìu vì họ biết rằng điều đó sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, tinh thần, công việc và cuộc sống.
9. Đủ đầy lòng trách nhiệm
Ah, họ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao độ, họ biểt rằng đó chính là yếu tố để giúp họ thành công, họ cam kết và kỹ luật với bản thân họ để đạt được mục tiêu mà họ đã đề ra.
– TS. Lê Như Hiếu – Giảng viên, Tiến sĩ, Chuyên gia đào tạo Doanh Nhân