Trước khi gặp Anh Dũng, Tôi cũng khá tò mò về chuyên gia đào tạo Doanh Nhân mà nhiều người hay dành nhiều lời khen, và thán phục khi nhắc tên anh.
Người này là ai nhỉ?
Anh ta đã làm được gì mà xung quanh anh nhiều sự ngưỡng mộ đến thế?
Những câu hỏi lớn đặt ra trong Tôi.
Mãi đến sự kiện 1000 CEO tổ chức tại TP. HCM vừa qua, Tôi mới có dịp trò chuyện, và dần hiểu lý do vì sao.
CEO Talk: Hành Trình Khởi Nghiệp và Sự Kiên Cường Không Bỏ Cuộc của CEO Trần Trí Dũng
Trong buổi phỏng vấn độc quyền với CEO Talk, Doanh nhân Trần Trí Dũng đã chia sẻ về hành trình khởi nghiệp đầy gian truân của mình, từ những bước đi đầu tiên đến các thử thách, thất bại và cách vượt qua để đạt được thành công. Đối với các doanh nhân, mỗi câu chuyện khởi nghiệp đều là một bài học quý báu, đặc biệt là khi phải đương đầu với khó khăn và dám kiên cường tiến bước. Bài viết này nhằm tôn vinh tinh thần ấy và truyền động lực đến cộng đồng Doanh nhân để cùng nhau học hỏi, rút kinh nghiệm từ hành trình khởi nghiệp của anh Trần Trí Dũng.
Từ Khởi Đầu Khiêm Tốn Đến Tham Vọng Lớn
Xuất Phát Điểm và Định Hướng Nghề Nghiệp
“Em đã nghe về Cha Giàu – Cha Nghèo chưa?” – Anh Dũng hỏi
Tôi cũng là fan của Robert Kiyosaki nên nhanh nhảu hỏi thêm điều thú vị gì về hai người Cha như vậy.
Anh Dũng chia sẻ, anh có hai người Cha: Cha Giàu là Dượng Sơn – người bôn ba, tháo vác, đam mê kinh doanh và Cha Đạo Đức – người dạy anh phải sống theo lẽ phải để trở thành người có ích cho đời.
Cha Giàu là người cho anh cơ hội kinh doanh như hiện tại.
Cha ruột anh vốn là thương binh, 1 chân di chuyển rất khó khăn, nên việc di chuyển đã khó, huống hồ là làm kinh tế.
Cha là người làm bệ phóng cho anh có cơ hội học tập và phát triển như ngày hôm nay.
“Đời Bố không thể nào vươn lên được rồi, đời Bố sẽ là bệ phóng cho Con, giúp cho Con những gì liên quan đến học hành” – câu nói tạo động lực cho anh đến ngày hôm nay.
Xuất thân trong một gia đình trung lưu, anh sớm hiểu giá trị của lao động và học tập, nhưng khởi nghiệp là một chặng đường mới mẻ và đầy thử thách đối với anh. Trái ngược với nhiều doanh nhân chọn con đường thử sai nhiều lần, anh kiên định theo đuổi một nghề nghiệp duy nhất và từng bước xây dựng chuyên môn từ nền tảng.
Anh chia sẻ với CEO Talk: “Tôi luôn tin rằng nếu chọn một con đường và dồn hết tâm huyết vào đó, thành công sẽ đến. Hành trình đó sẽ nhiều thử thách, nhưng chính thử thách giúp tôi tôi luyện bản thân.”
May mắn của anh là nhờ Cha Giàu, cơ duyên từ việc hỗ trợ Dượng Sơn làm việc tại xưởng tương ớt, làm anh mê cái nghề “làm tương ớt” hồi nào không hay.
Những Bước Đi Đầu Tiên và Khó Khăn
Từ lúc bắt đầu, anh Dũng đã phải đối diện với nhiều khó khăn. Chàng sinh viên Đại Học Công Nghiệp TP. HCM năm nào, chưa có kiến thức chuyên môn về quản trị, lại đi làm quản lý cho doanh nghiệp. Tuy là doanh nghiệp nhỏ, dưới 20 nhân sự, nhưng lúc bấy giờ bao nhiêu việc cần phải làm như 1 cậu học trò lớp 1. Từ việc ra chợ chào hàng từng chai tương ớt một, đến sơ chế, đến nấu tương, đến tìm hiểu thị trường, anh còn phải học hỏi cách quản lý tài chính, nhân sự và xây dựng hệ thống.
Vừa may mắn thoát khỏi 12 năm học phổ thông – trung học, 4 năm đại học, nay lại tiếp tục học “làm chủ” 6 năm ròng trầy trật. Nhưng hành trình kinh doanh vẫn “hấp dẫn” anh lắm vì “mỗi ngày đều có 1 bài toán để mình giải, không nhàm chán”!
Thử Thách và Những Lần Vấp Ngã Đáng Nhớ
Những Cột Mốc Gây Áp Lực và Thất Bại Đầu Đời
Năm 2016, 7 năm sau khi đã vận hành gọi là “mượt” của chi nhánh đầu tiên.
Một trong những cột mốc khó quên trong hành trình của anh Dũng là việc điều hành công ty Tương Việt Hoa Sen là khi nhà máy thứ hai mở rộng hoạt động, mọi thứ không suôn sẻ như mong đợi.
Anh cho biết thời điểm này giống như “rơi từ đỉnh cao xuống vực sâu”, khi phải đối diện với áp lực lớn và cảm giác mất kiểm soát.
“Những ngày đầu mở rộng nhà máy thứ hai, tôi tự tin rằng mình đã sẵn sàng, nhưng thực tế lại khác biệt hoàn toàn. Lúc đó tôi nhận ra mình còn thiếu rất nhiều kỹ năng về quản trị nhân sự và điều hành doanh nghiệp,” anh kể lại trong CEO Talk.
Bài Học Lãnh Đạo từ Khủng Hoảng Nhân Sự
Một sự cố nhân sự nghiêm trọng xảy ra, khi đội ngũ quản lý từ chối làm việc và đình công, khiến anh nhận ra điểm yếu trong phong cách lãnh đạo ban đầu của mình. Anh Dũng đã tin tưởng vào tư duy lãnh đạo bằng tình cảm và sự yêu thương, nhưng tình hình thực tế đã dạy anh một bài học lớn về tính rủi ro trong quản lý.
Từ khi ngồi trên giảng đường đại học, anh đã rất ham mê đọc sách; hai quyển sách anh yêu thích lúc bấy giờ “Đắc Nhân Tâm” và “Giám Đốc 1 Phút”… từ đó, hình thành nên trong anh khát khao một ngày nào đó mình sẽ trở thành một Doanh Nhân lý tưởng, yêu thương, dân chủ…
Nhưng…
Đến khi một sự cố nhân sự nghiêm trọng xảy ra, khi đội ngũ quản lý từ chối làm việc và đình công, khiến anh nhận ra điểm yếu trong phong cách lãnh đạo ban đầu của mình.
Điều làm anh suy sụp nhất là mất niềm tin.
Mất niềm tin vào điều mà mình tin tưởng về một hình mẫu lý tưởng.
Mất niệm tin vào phong cách lãnh đạo mà mình lựa chọn.
Mất niềm tin vào phương hướng.
Mất niềm tin vào những người mình đã từng trao niềm tin.
Còn nhớ, ngay đúng ngày khai trương chi nhánh 2, mọi người đang tâm thế hồ hởi để chuẩn bị cúng và làm mẻ tương thơm ngon đầu tiên thì anh P. quản lý phân xưởng lúc bấy giờ cùng một số anh em đình công, và đưa ra những yêu sách.
Cái khó của anh Dũng lúc đó là anh P không những là người anh, mà còn là người Thầy dạy nghề cho anh, cùng anh nằm gai nếm mật để có công ty như thời điểm lúc bấy giờ. Dũng rất ngưỡng mộ anh P về tài năng, và khả năng dẫn dắt của mình.
“Lúc đó, tôi cảm thấy như bị phản bội. Nhưng bây giờ, tôi thầm biết ơn trải nghiệm ấy vì nó đã khiến tôi suy nghĩ sâu sắc hơn về giá trị của một người lãnh đạo,” anh tâm sự với CEO Talk.
Lấy hết can đảm gặp anh P và không thoả hiệp, thông báo “nếu mai những nhân sự ngày hôm nay không đi làm thì cho nghỉ luôn”
“Vua sư tử lùi 1 bước – linh cẩu sẽ tiến lên” – anh chia sẻ
Nghe đến đoạn này, Tôi trông chờ một đoạn twist (cú lộn ngược dòng) của tình huống.
Thì trớ trêu thay, toàn bộ nhân sự của anh hôm đó nghỉ hết.
Cả gia đình, họ hàng, huy động nhau, chung tay làm mọi việc từ lớn tới bé. Người thì nấu tương ớt, người thì đi dán tờ quảng cáo trên cột điện, người thì đi phát tờ rơi…phải chi hiểu về marketing thì đâu có vất vả thế này.
Điều thú vị là, khi bạn không thoả hiệp, thì mọi thứ sẽ đến với bạn ở một chiều hướng tốt hơn. Những nhân sự khác dưới trướng a.P quay trở lại xin việc.
Lần này Người Cha Giàu dạy Tôi bài học mà Tôi nhớ mãi: “Tuyệt đối không tuyển những người quay lại, họ có nguy cơ chống phá doanh nghiệp của mình” – trong kinh doanh, không được thoả hiệp và phải luôn đa nghi, để lường rủi ro.”
Học Hỏi và Phát Triển Bản Thân: Hành Trình Tìm Kiếm Người Thầy
Sự Học Không Ngừng và Khát Khao Thành Công
Năm 2017, khi doanh nghiệp chịu quá nhiều biến cố, anh vô tình gặp lại anh Gia Vĩnh – CEO cuả chuỗi điện máy với hơn 20 chi nhánh, nhìn thấy anh thảnh thơi, doanh nghiệp nhiều chi nhánh vẫn vận hành trơn tru, thì ngẫm lại doanh nghiệp mình mà “thở dài”
“Khi khát khao đủ lớn, người thầy sẽ xuất hiện,”
Anh đã tìm được người Thầy cho chính mình, giúp mình giải phóng bản thân của mình dần ra khỏi doanh nghiệp.
Thành quả là chỉ sau 2 năm đã tăng hiệu suất hơn 20% và giải phóng hầu như gần 80% công việc tại doanh nghiệp mà mình quản lý.
Phát Triển Tư Duy Lãnh Đạo và Văn Hóa Doanh Nghiệp
Từ kinh nghiệm xương máu, anh Dũng nhận ra rằng để phát triển bền vững, văn hóa doanh nghiệp là yếu tố cốt lõi. Anh đã áp dụng tư duy mới, xây dựng văn hóa gắn kết và tạo ra một hệ thống tự động hóa cho công ty. Với sự học hỏi không ngừng, anh không chỉ phát triển bản thân mà còn định hướng lại tổ chức, xây dựng một đội ngũ đồng lòng và sẵn sàng đồng hành cùng anh trong mọi hoàn cảnh.
Thành Công Đến từ Ý Chí và Kiên Trì Vượt Khó Khăn
Xây Dựng Doanh Nghiệp Bền Vững và Hướng Tới Tự Động Hóa
Những thất bại giúp CEO Trần Trí Dũng thay đổi hoàn toàn cách thức quản lý doanh nghiệp. Thay vì giữ mọi thứ trong tầm kiểm soát, anh bắt đầu giao quyền cho nhân sự và xây dựng đội ngũ kế thừa vững mạnh. Anh tập trung vào tự động hóa, chuyển giao và phân quyền để đảm bảo công ty có thể hoạt động mà không phụ thuộc hoàn toàn vào anh.
Bài Học Lãnh Đạo Từ Những Thất Bại
Thành công của CEO Trần Trí Dũng không chỉ đến từ việc phát triển bản thân mà còn từ việc biết rút ra bài học từ những thất bại. Anh cho rằng người lãnh đạo cần phải đối mặt với thất bại bằng một tâm thế tích cực, nhìn nhận mỗi thất bại như một bài học lớn để trưởng thành và tiếp tục đi lên.
“Không có thất bại nào vô nghĩa nếu bạn biết học hỏi từ nó. Chính những vấp ngã đã giúp tôi xây dựng doanh nghiệp mạnh mẽ và bền vững như hiện tại,” anh chia sẻ trong CEO Talk.
Ba Bài Học Quan Trọng Cho Các CEO
Niềm Tin Vào Bản Thân và Tinh Thần Không Bỏ Cuộc
CEO Trần Trí Dũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ vững niềm tin vào chính mình, đặc biệt khi gặp khó khăn. Niềm tin là nền tảng để vượt qua mọi trở ngại trong kinh doanh và cuộc sống.
Mọi người luôn suy nghĩ đắn đo về cái “Giá” của sự thay đổi, mà quên mất cái “GIÁ” của việc KHÔNG THAY ĐỔI!!! còn gấp nhiều lần hơn thế.
Khát Khao Thành Công và Sự Học Hỏi Không Ngừng
Khát khao và ý chí là động lực thúc đẩy mọi hành động. Anh khuyên các CEO hãy luôn học hỏi để nâng cao kiến thức, phát triển bản thân và đạt được tầm nhìn dài hạn cho doanh nghiệp.
Kiên Định với Quyết định của mình
Anh Dũng chia sẻ, nỗi đau đáu trong anh để anh có mục tiêu trở thành Chuyên gia đào tạo là vì Bố.
Tại thời khắc anh ra quyết định trở về quê cùng Dượng Sơn phát triển sự nghiệp tương ớt nơi quê nhà, Bố anh giận lắm. Ngẫm cũng phải, bao nhiêu tâm huyết của Bố dành cho con, thì ai mà không giận.
“bỏ Ngọc lấy Ngói” – Người ta thì bỏ quê, lên thành phố lập nghiệp. Sao con lại bỏ phố thị về quê khởi nghiệp? – lời Bố vẫn khắc sâu trong anh.
Khi đứng giữa ngã ba đường giữa 1 bên là việc bố mình rất hạnh phúc khi biết mình được ở lại trường danh giá và được bồi dưỡng để làm giảng viên còn một bên là đam mê kinh doanh.
Chàng trai trẻ năm ấy buộc phải ra quyết định theo đuổi đam mê của mình.
Mặc dù rất dằn vặt vì làm cho Bố thất vọng, nhưng với niềm tin mãnh liệt, và kiên định theo đuổi đam mê, sứ mệnh doanh nhân đã cho anh nghị lực để có Cty Tương Việt Hoa Sen như ngày hôm nay.
Không có sự cân bằng trên cuộc đời này! Khi bạn muốn tập trung vào một điều gì đó, bạn phải chấp nhận hy sinh những điều trân quý khác. Nhưng tôi tin, đến một lúc nào đó, khi giá trị của bạn đủ đầy, mọi thứ sẽ trở nên hoàn hảo, và tràn đầy! – Minh Hoàng
Lời Kết từ CEO Talk: Hành Trình Trở Thành Doanh Nhân Đích Thực
CEO Trần Trí Dũng không chỉ chia sẻ hành trình khởi nghiệp mà còn gửi gắm một thông điệp mạnh mẽ đến các doanh nhân trẻ. Đó là tinh thần không bỏ cuộc, khát khao thành công và lòng dũng cảm để đương đầu với khó khăn. Những chia sẻ chân thành từ CEO Trần Trí Dũng tại CEO Talk sẽ là nguồn động viên lớn lao cho các doanh nhân, truyền cảm hứng để tiếp tục vượt qua thách thức và kiên định trên con đường mình đã chọn.
Đây là thông tin về Doanh nhân Trần Trí Dũng để bạn có thể hiểu hơn cũng như kết nối.
Minh Connect – CEO Talk
bài viết hay và sâu sắc, truyền cảm hứng mạnh mẽ đến người đọc. cảm ơn tác giả!