Mấy nay anh em bàn nhau về cái “đít của men”swear.
Có dấu ấn, để trông mượt mà và trông đẹp effortless.
Một kim chỉ nam cho bản thân mình trên con đường tìm kiếm phong cách riêng đó là sự tự nhiên, không phải sự hoàn hảo. Một triết lý thiết kế ảnh hưởng rất sâu đến gu thẩm mỹ cá nhân đó là “Simplify the perfection”, nôm na là giản lược cái mục tiêu cuối cùng của sự hoàn hảo đi. Nước trong quá không có cá, cái gì hoàn hảo quá nó cũng vơi mất đôi phần tự nhiên.
Tuy nhiên, để trông tự nhiên và nhẹ nhàng không chút gồng gánh hay để thể hiện sự effortless kia là một quá trình không hề đơn giản. Tất cả những người mình biết mà ăn vận một cách nhẹ tênh không nỗ lực, thật ra họ bỏ rất nhiều nỗ lực và công sức ra để có được sự nhẹ tênh đó.
**Flop – dấu hiệu đáng mừng.
Nói chuyện với rất nhiều anh em, khi họ than thở dạo này tự nhiên flop quá, hồi xưa rồng bay phượng múa nhiều “lai”, giờ tu luyện riết lên hình chẳng ai like cả. Buồn đâu không thấy mình nghĩ đó là một dấu hiệu đáng mừng, hầu hết các trường hợp mình nói là vì họ đã bước vào giai đoạn hoà quyện việc ăn mặc vào đời sống hơn. Mục đích của quần áo cuối cùng vẫn là giao tiếp xã hội, bạn muốn nói gì qua vẻ bề ngoài của mình. Sau thời gian “flexing” trình diễn, khoe các kiến thức và trải nghiệm những nét hay ho, những món end game của nền văn hoá này. Khi chuyện ăn vận đi xa dần ánh đèn sân khấu rồi hoà vào đời thường, nó không lấp lánh mà rất đời, nhẹ tênh. Vậy flop là đúng rồi, nhưng cái flop này khác rất rất nhiều giai đoạn flop vì mặc nhoe.
**Sprezzatura – đừng tìm hiểu từ này
Nói tới cái chủ đề ăn vận tự nhiên dễ dàng này thì có một từ mà đọc nó “soang” mà dân chơi âu phục nào cũng từng nghe – Sprezzatura. Về ý nghĩa thì phần nào nó giống như nãy giờ mình nói. Tuy nhiên mình không thích từ này… vì đọc nghe soang chảnh quá.
Đùa nhưng khuyên thật mọi người đừng tìm hiểu từ này! Vì sao? Vì 9/10 người tìm hiểu sprezzatura sẽ càng đọc càng ghiền, rồi được hấp thụ một “lô” các công thức và cách mà người khác đã thực hiện để trông “bất cần”. Thường dẫn đến 3 cái bẫy tâm lý thường thấy sau:
1.Rơi vào khuôn mẫu: Lật cổ áo ra, không cài buckle, đeo đồng hồ trên tay áo v.v.. Khi mà ai cũng “tự nhiên” theo đúng 1 cách, nó không có tự nhiên nữa. Nó đánh lạc hướng qua các “chiêu” có thể thực hiện, trong khi mấu chốt cơ bản của xây dựng tinh thần này là từ sự thoải mái bên trong chúng ta.
2.Làm quá: Cái này giống với lúc phối đồ, thường thì làm quá lên cái đẹp, áo đẹp quần đẹp cái gì cũng đẹp. Nhưng giờ ở thái cực ngược lại, quá nhiều “công thức” sprezzatura được áp dụng một cách thiếu kiềm chế. Lần nữa cố quá là quá cố.
3.Không gồng vì quá gồng: Cố gắng để trông tự nhiên bằng các công thức không đến một cách tự nhiên. Bạn nghĩ nó có tự nhiên không?
***Túm lại, làm cách nào để ăn vận tự nhiên và effortless?
Không phải mấy cái chiêu đâu, đó là thời gian, học hỏi và luyện tập!
Để trông dễ dàng và nhẹ tênh, cần thời gian, thử nghiệm và luyện tập để tìm được một nét riêng cho bản thân. Nó cũng giống như bất cứ môn thể thao, nghệ thuật nào khác, mình cần thời gian để thấm, cần học hỏi và trải nghiệm. Mình cần một lượng kiến thức nhất định và hiểu về các quy tắc tương hổ trước khi quên nó đi. Và mình cần luyện tập. Sự khác biệt là rõ như ngày và đêm giữa không biết gì mà cào bàn phím so với phiêu trên phím đàn.
Rõ ràng khi ta bỏ đủ công sức, thời gian và nỗ lực, cuối cùng là để nó tự nhiên thôi. Lắng nghe bản thân, ăn vận thoải mái và thực tế nhất có thể (cả cơ thể lẫn tinh thần). Ta sẽ tìm ra được một số món đồ, combo hay nét đặc trưng riêng của bản thân. Có thể gọi nó là dấu ấn như một số thầy. Rồi ta tiếp tục tận hưởng nó …cho tới khi chúng ta thay đổi rồi chuyển qua thích thứ khác.
Thậm chí ta còn chẳng phải nghĩ về nó.
Một người trong cộng đồng có gu ăn mặc mà mình rất thích là Khang Lê aka Lê D. Khang với thần chú “Ngủ dậy trễ… có gì mặc đó” hay là “Ai cho gì mặc nấy”. Nhiều người sẽ thấy ổng flop thậm tệ, nhưng mình rất thích vibe của Khang, rất đặc trưng. Không biết sống có phake không chớ mặc rất hay ho.
Còn ai mặc đẹp mà không gồng nữa mọi người comment ở dưới nhá,